1. Chỉ tập trung vào cân nặng
Chắc hẳn một trong những lý do lớn nhất để bạn quyết tâm giảm cân đó chính là cân nặng do đó nhiều người sẽ bị ám ảnh nếu như cân nặng không xuống. Theo dõi cân nặng là cách để đo lường và đánh giá kết quả giảm cân. Trên thực tế, ngoài cân nặng thì bạn nên cân đo đong đếm về cơ bắp, tỉ lệ mỡ, mức calo tiêu thụ hàng ngày và sức khoẻ tổng thể.
Cân nặng chỉ là 1 trong những yếu tố trong hành trình giảm cân. Nguồn: Sưu tầm
2. Nạp quá nhiều hoặc quá ít calo
Kiểm soát lượng calo có trong thức ăn mỗi ngày là một trong những yếu tố cốt lõi để giảm cân thành công. Tuy nhiên, mỗi người đều có mức hấp thụ lượng calo khác nhau. Ngoài ra, nếu giảm lượng calo nạp vào quá nhiều có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
3. Vận động quá nhiều hoặc không vận động
Duy trì thói quen tập thể dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cũng như giảm thiếu khối lượng cơ. Bởi trong quá trình giảm cân, khối lượng mỡ và cơ sẽ bị mất đi. Cụ thể, tập thể dụng giúp bạn:
- Giảm thiểu số lượng cơ, mỡ
- Ngăn chặn quá trình trao đổi chất chậm lại
Tuy nhiên, việc tập luyện quá sức cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.
Do đó, tập luyện điều độ là “chìa khoá" để duy trì tốc độ trao đổi chất trong quá trình giảm cân.
Duy trì tập luyện điều độ là chìa khoá để giảm cân thành công. Nguồn: Sưu tầm
4. Không kết hợp tập luyện cơ bắp - Không tập gym
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nâng tạ là một trong những phương pháp tập luyện hiệu quả nhất để tăng cơ và và tỷ lệ trao đổi chất. Các bài tập nâng tạ không chỉ giúp đốt mỡ thừa mà còn giúp cơ săn chắc, tăng khối lượng cơ và mật độ xương.
5. Lựa chọn thực phẩm ít béo hoặc ăn kiêng
Những thực phẩm chế biến sẵn ít chất béo hoặc “ăn kiêng" thường được coi là những lựa chọn lành mạnh giúp bạn giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có thể có tác dụng ngược lại.
Ngoài ra, một số sản phẩm ít chất béo cũng có thể khiến bạn đói hơn, vì vậy bạn có thể ăn nhiều thức ăn hơn mức cơ thể cần.
Do đó, thay vì lựa chọn thực phẩm ít chất béo hoặc “ăn kiêng”, hãy cố gắng chọn kết hợp các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được chế biến tối thiểu. Bạn có thể chọn trái cây và rau củ bởi chúng có ít chất béo tự nhiên nhưng cũng có nhiều dinh dưỡng.
6. Đánh giá quá cao lượng calo cơ thể đốt chất trong khi luyện tập
Nhiều người với tin rằng tập luyện sẽ giúp thúc đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất. Mặc dù tập luyện sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở mức cố định. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi người đốt cháy khoảng 200-300 calo trong 1 buổi tập. Tuy nhiên, khi được hỏi họ nghĩ rằng mình đốt cháy lượng calo nhiều hơn.
Vì vậy, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mọi người thường có xu hướng đánh giá quá cao lượng calo họ đốt được trong khi tập
7. Không ăn đủ Protein
Công thức hoàn hảo trong việc ăn uống đó chính là cần cân đối lượng protein để duy trì cơ bắp và hỗ trợ quá trình giảm cân. Bởi không ăn đủ đạm có thể dẫn đến mất cơ bắp và giảm năng lượng.
8. Không ăn đủ chất xơ
Chế độ ăn ít chất xơ có thể gây tổn hại đến nỗ lực giảm cân cũng như sức khoẻ tổng thể của bạn.
Các nghiên cứu cho thấy một loại chất xơ hoà tan được gọi là chất xơ nhớt giúp giảm cảm giác thèm ăn bằng cách hình thành một loại gel giữ nước. Loại gel này di chuyển chậm qua đường tiêu hoá và giúp bạn no lâu hơn. Ngoài ra, trong các nghiên cứu đang được tiến hành, nghiên cứu chỉ ra rằng chất xơ cũng có thể tương tác với vi khuẩn đường ruột, tạo ra hormone giúp bạn cảm thấy no.
Ăn đủ chất xơ có lợi ích lớn trong quá trình giảm cân. Nguồn: Sưu tầm
9. Ăn quá nhiều chất béo hoặc chế độ ăn ít carb
Một trong những chế độ ăn giảm cân được nhắc đến nhiều nhất đó chính là low carb bởi tính hiệu quả của nó.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chế độ ăn trên có xu hướng làm giảm cảm giác thèm ăn, điều này thường dẫn đến việc giảm lượng calo nạp vào một cách tự phát. Nhiều chế độ ăn kiêng low carb hoặc ketogenic cho phép lượng chất béo không giới hạn, giả định rằng việc ức chế sự thèm ăn sẽ giữ lượng calo đủ thấp để giảm cân.
10. Tần suất ăn quá nhiều, ngay cả khi bạn không đói
Trong nhiều năm gần đây, có nhiều lời khuyên về việc bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để ngăn ngừa cơn đói cũng như giảm quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều calo hơn mức cơ thể bạn cần trong suốt cả ngày.
11. Mục tiêu không thực tế
Đặt ra những mục tiêu giảm cân và các mục tiêu khác liên quan đến sức khoẻ có thể giúp bạn có động lực. Tuy nhiên, việc có những kỳ vọng không thực tế sẽ khiến bạn nản lòng.
12. Không theo dõi chế độ ăn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc theo dõi những gì bạn ăn sẽ giúp bạn có được bức tranh tổng quan về lượng calo bạn nạp mỗi ngày và dưỡng chất hấp thụ.
13. Uống quá nhiều đồ có đường
Việc cắt giảm các loại nước uống giải khát có gas và các loại đồ uống có đường khác ra khỏi chế độ ăn của họ để giảm cân là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, lượng đường có trong các loại nước ép trái cây cũng không tốt cho bạn. Trên thực tế, 100% nước ép trái cây đều chứa đường và có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, cân nặng, tương tự như những gì gây ra bởi các loại nước uống có đường.
14. Lượt bỏ nhãn, thông tin có trên sản phẩm
Để có được thông tin đầy đủ nhất về thực phẩm của bạn, điều quan trọng là phải xem danh sách thành phần và nhãn thông tin dinh dưỡng ở mặt sau hộp đựng.
15. Không ăn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Một rào cản đối với việc giảm cân đó là nạp quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn. Các nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy thực phẩm chế biến sẵn có thể là yếu tố chính gây ra tỷ lệ béo phì cao hiện nay và các vấn đề sức khoẻ khác.
Kết
Để quá trình giảm cân hiệu quả hơn, bạn cần tránh những sai lầm phổ biến trên. Ngoài ra, không có một hình mẫu hoàn hảo nào để bạn có thể áp dụng, ngoài việc tránh những sai lầm phổ biến trên bạn cần kết hợp nhiều chế độ ăn cũng như lắng nghe cơ thể của bản thân.
Liên hệ và đặt bữa ăn healthy với Fitfood Tại đây.