Để có một chế độ ăn lành mạnh và phù hợp với bạn, lên kế hoạch cho từng bữa ăn trong thời gian dài là điều cần thiết. Tuy nhiên, không mấy dễ dàng để có thể thay đổi đột ngột thói quen ăn uống hàng ngày. Cùng tham khảo 23 mẹo hữu ích để lên kế hoạch cho bữa ăn nhé.
1. Bắt đầu từ những việc nhỏ
Để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh bền vững, bạn cần lập kế hoạch ăn uống trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu bạn cần cho cơ thể và không quá khắt khe khi chuyển chế độ ăn đột ngột vì bạn rất dễ nản lòng.
Do đó, hãy bắt đầu bằng từ những bước nhỏ đầu tiên để tạo tâm lý thoải mái để bắt đầu quen dần với chế độ ăn mới này. Bạn có thể bắt đầu bằng một vài bữa ăn chính hoặc đồ ăn nhẹ, sau đó tìm ra kế hoạch cho bữa ăn phù hợp.
2. Lựa chọn từng nhóm thực phẩm
Để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, các món ăn trong thực đơn phải đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết để cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong mỗi bữa ăn.
Chẳng hạn, các thực phẩm cần thiết để có trong bữa ăn như trái cây, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, protein chất lượng cao, chất béo lành mạnh. Trái lại, ngũ cốc tinh chế hay đường là những loại thức ăn bạn nên hạn chế trong bữa ăn của gia đình.
Bổ sung các loại thực phẩm cần thiết trên vào công thức nấu ăn hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn.
Trái cây giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Nguồn: Sưu tầm
3. Sắp xếp ngăn nắp
Nhà bếp, tủ thức ăn và tủ lạnh được sắp xếp ngăn nắp giúp mọi việc từ tạo thực đơn, chuẩn bị bữa ăn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì bạn đã hệ thống hoá tất cả trước đó.
4. Chọn hộp đựng thực phẩm chất lượng
Trước khi mua hộp, bạn nên cân nhắc đến mục đích sử dụng chúng cho các loại thực phẩm hoặc dùng chúng để làm gì. Bởi hộp đựng thực phẩm dùng để trữ đồ đông lạnh, hay dùng trong lò vi sóng hoặc máy rửa bát sẽ có những đặc tính riêng. Bạn có thể sử dụng hộp đựng thuỷ tinh thân thiện bởi chúng rất an toàn khi dùng trong lò vi sóng.
5. “Trữ” các loại thực phẩm
Để bạn tiết kiệm thời gian đi chợ và chuẩn bị đồ ăn nhanh chóng hơn, bạn có thể “trữ" các loại thực phẩm sau:
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, quinoa, yến mạch, bulgur, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt, polenta
- Các loại đậu: đóng hộp hoặc sấy khô đậu đen, đậu garbanzo, đậu pinto, đậu lăng
- Đồ hộp: ít natri, nước dùng, cà chua, sốt cà chua, atisô, ô liu, ngô, trái cây (không thêm đường), cá ngừ, cá hồi, thịt gà
- Dầu: ô liu, bơ, dừa
- Nguyên liệu làm bánh: bột nở, baking soda, bột mì, bột ngô
- Loại khác: Bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng, khoai tây, các loại hạt hỗn hợp, trái cây sấy khô
Lưu trữ các loại hạt hoặc bánh mì nguyên hạt để tiết kiệm thời gian. Nguồn: Sưu tầmLưu trữ các loại hạt hoặc bánh mì nguyên hạt để tiết kiệm thời gian. Nguồn: Sưu tầm
6. Chuẩn bị trước các loại gia vị
Các loại thảo mộc và gia vị có thể tạo nên sự khác biệt giữa một bữa ăn ngon và một bữa ăn bình thường. Đối với hầu hết mọi người, một kế hoạch bữa ăn luôn bao gồm các món ăn ngon có thể đủ để tạo thói quen lập kế hoạch bữa ăn.
Ngoài việc là chất tăng hương vị đặc biệt, các loại thảo mộc và gia vị còn chứa nhiều hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm tổn thương tế bào và viêm nhiễm.
7. Mua sắm đầy đủ các loại thực phẩm
Liệt kê những thực phẩm cần thiết cho bữa ăn của gia đình bạn để tránh lãng phí.
8. Luôn dành cho thời gian để lên kế hoạch cho bữa ăn
Cách tốt nhất để làm quen với thói quen lập kế hoạch bữa ăn chính là sự ưu tiên. Bạn nên dành ra một khoảng thời gian riêng cho việc lập kế hoạch. Bao gồm việc chuẩn bị trước một số món ăn hoặc chia khẩu phần trước các bữa ăn.
9. Lưu lại công thức món ăn riêng
Để tiết kiệm thời gian cũng như căng thẳng mỗi khi chuẩn bị thực đơn hàng ngày, bạn cần lưu lại công thức món ăn.
10. Tham khảo ý kiến
Đừng ngần ngại hỏi ý kiến của các thành viên trong gia đình, những người xung quanh hoặc cộng đồng mạng để biết thêm những thông tin hữu ích.
11. Lưu lại các công thức hoặc món ăn yêu thích
Hãy tránh những tình huống khó khăn về ẩm thực này bằng cách liên tục ghi lại những bữa ăn bạn yêu thích và ít yêu thích nhất.
Việc ghi lại bất kỳ chỉnh sửa nào bạn đã thực hiện hoặc muốn thực hiện đối với một công thức cụ thể cũng rất hữu ích, để bạn có thể nhanh chóng bắt đầu nâng cao kỹ năng nấu nướng của mình từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.
12. Lập sẵn danh sách cần mua trước khi đi chợ
Để tránh lãng phí thời gian hoặc mua về những món ăn không cần thiết, bạn nên lập danh sách trước.
13. Không lãng phí đồ ăn
Nếu bạn cảm thấy hơi đói trước khi đến cửa hàng, đừng ngần ngại ăn nhẹ trước, ngay cả khi nó nằm ngoài thói quen ăn chính và ăn nhẹ thông thường của bạn.
14. Mua số lượng lớn
Mua hàng ở các cửa hàng địa phương là cách để bạn có thể tiết kiệm được tiền.
15. Nấu và lưu trữ đồ ăn
Nếu bạn không muốn dành thời gian nấu nướng mỗi ngày trong tuần, hãy nấu nhiều phần ăn và lưu trữ. Hoặc nếu thức ăn bị thừa, bạn hãy lưu trữ vào tủ đông để tái sử dụng.
Ví dụ: nếu bạn nướng nguyên con gà với các loại rau củ cho bữa tối, hãy xé nhỏ phần thịt gà còn sót lại và dùng nó làm món tacos, súp hoặc làm món salad phủ lên bữa trưa ngày hôm sau.
16. Nấu theo tuần
Phương pháp này đặc biệt hữu ích nếu bạn không có nhiều thời gian nấu nướng trong tuần. Hãy thử chế biến thịt hoặc đậu phụ vào đầu tuần để dùng làm món salad, món xào.
Bạn cũng có thể làm salad gà, cá ngừ hoặc đậu xanh để dùng trong bánh mì sandwich, ăn với bánh quy giòn hoặc thêm vào món salad.
Rửa và sơ chế trái cây ngay khi mua về sẽ bảo đảm được lâu hơn. Nguồn: Sưu tầm
20. Đặt đồ ăn tại các cửa hàng
Nếu như bạn không có quá nhiều thời gian cho việc nấu ăn, hãy đặt tại các cửa hàng cung chuyên cung cấp đồ ăn dinh dưỡng cho sức khỏe với những khẩu phần ăn thích hợp.
21. Sử dụng nồi nấu chậm hoặc nồi áp suất
Nồi nấu chậm và nồi áp suất có thể là cứu cánh cho việc chuẩn bị bữa ăn, đặc biệt nếu bạn không có thời gian đứng trước bếp.
Nồi nấu chậm hoặc nồi áp suất sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian nấu ăn và rảnh tay nấu nướng, vì vậy bạn có thể chuẩn bị bữa ăn trong khi đồng thời hoàn thành các công việc nhà khác.
22. Thay đổi thực đơn
Thay đổi thực đơn là một trong những mẹo giúp bạn duy trì chế độ ăn lành mạnh mà không bị chán. Ngoài ra bạn nên tham khảo nhiều cách nấu khác nhau cũng như thay đổi nguyên liệu liên tục để làm mới vị cũng như món ăn của mình. Bạn cũng có thể cân nhắc việc để các mùa thay đổi thực đơn cho mình. Ăn trái cây và rau quả đúng mùa giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống và đồng thời tiết kiệm tiền.
23. Tạo sự yêu thích trong việc nấu ăn
Để có thể duy trì động lực và thói quen dài thì bạn cần biến việc nấu ăn trở thành một sở thích của mình thông qua việc gắn nó với một sở thích cố định của bạn. Một bản nhạc yêu thích hoặc một tập podcast để “đồng hành" cùng bạn trong thời gian nấu ăn cũng là một mẹo hay để việc nấu ăn không bị nhàm chán.
Kết:
Cần nhiều yếu tố để duy trì được chế độ ăn lành mạnh, ví dụ như đầu tư thời gian để nấu ăn hay cân đo đong đếm các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng bữa ăn. Hiểu và mong muốn đồng hành cùng bạn trên hành trình duy trì phong cách sống khỏe, Fitfood với những phần ăn luôn đảm bảo chất lượng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khi ra thành phần.
Liên hệ và đặt bữa ăn healthy với Fitfood Tại đây.